Để chúng ta cùng đọc sách... yên lặng... để hiểu nhau.
Một người ít nói không có nghĩa là lạnh lùng và không quan tâm đến mọi thứ.
Một người hoạt bát, vui vẻ, cười suốt ngày, nói suốt giờ không có nghĩa là họ không cảm thấy cô đơn một mình.
Mỗi
người đều có những khoảng trống mà không ai có thể hiểu, những câu chuyện không muốn chia sẻ với ai, những cảm xúc sâu thẳm chỉ một mình mình hiểu. Vì vậy, không thể đánh giá ai dựa trên bề ngoài, không thể hỏi ai về những gì họ thể hiện. Chúng ta chỉ nên im lặng ở bên.
Bởi những người ít nói thường suy nghĩ nhiều. Những người luôn cố gắng tỏ ra mạnh mẽ và không quan tâm mới thực sự cần được quan tâm và chăm sóc.
"Tại sao em ít nói thế?" Tại sao không mở lòng để giảm bớt cô đơn, trống vắng vào những lúc em thực sự muốn chia sẻ? Tại sao em không thể sống khéo hơn, trong khi mọi người đều có thể?
À, bởi vì đó là em, bởi im lặng không phải là xa cách, bởi đôi khi em cũng muốn chia sẻ, muốn giao tiếp và nói ra những điều như người khác mà không thể. Bởi có nhiều người hiểu lầm rằng ta giả vờ hay ta tỏ ra quá cao quý, rằng ta khinh người hay cố tỏ ra khác biệt. Ta im lặng vì không biết nói thêm điều gì.
Đôi khi, một đám đông chỉ khiến bạn rơi vào cảm giác cô đơn tột cùng, và càng cười giả tạo để hòa nhập vào niềm vui thì càng làm tăng thêm những khoảng trống trong lòng.
Qua việc chia sẻ về cách cưa đổ một người hướng nội, khó hay dễ, vượt qua trở ngại của sự nhút nhát, hay vẽ chân dung một cô gái / chàng trai hướng nội giàu cảm xúc... bạn sẽ hiểu rõ điểm mạnh của mình và cần phát huy chúng như thế nào, điểm yếu ở đâu và cần giới hạn như thế nào.
Tại sao em ít nói thế được viết dưới góc nhìn tâm lý học với nhiều nghiên cứu và tham khảo sâu sắc.